Động cơ điện và những điều cần biết.

I, Thông số kỹ thuật động cơ điện và ký hiệu sản phẩm động cơ điện.

Động cơ điện ba pha vỏ gang, ký hiệu Y3

Các động cơ vỏ nhôm thường có ký hiệu G

Động cơ điện một pha vỏ nhôm, ký hiệu GMYC và GMYL

Động cơ điện ba pha tua nhanh làm bơm công nghiệp ký hiệu GL5.5, GL11, GL15, GL18.5 và GL 22 tượng trưng cho số kilowatt

Động cơ điện khuân vỏ nhôm GL còn dùng phổ biến cho các motor cực nhỏ từ 90 Watt tới 370 Watt, từ 0.09 kW tới 0.37 kW (1 / 12 ngựa, cho tới 1 / 2 ngựa - 0.12 mã lực tới 0.5 mã lực)

Tôn bên trong động cơ điện là tôn silic xanh, cứng hơn và độ thẩm thấu từ tốt hơn các tôn silic nâu, đen cán nóng trên thị trường Dây đồng có cấp chịu nhiệt cao: F, chống ẩm và chịu nhiệt tốt.

Hệ số bảo vệ IP 55 chống nước và bụi (là hệ số cao nhất cho các động cơ điện thông dụng)

Cực điện của động cơ (pole) thể hiện tốc độ - vòng phút, loại thông dụng là 2,4,6,8 cực

• Động cơ điện 2 cực 2P: có thể dùng cho các máy cần 2800 – 3000 vòng /phút

• Động cơ điện 4 cực 4P: có thể dùng cho các máy cần 1400 -1500 vòng /phút

• Động cơ điện 6 cực 6P: có thể dùng cho các máy cần 900 – 1000 vòng /phút

• Động cơ điện 8 cực 8P: có thể dùng cho các máy cần 700-720 vòng / phút

Cực điện động cơ: 2, 4, 6… cho đến 16; cực càng cao thì tốc độ máy càng thấp , vậy nên khi chế tạo phải dùng nhiều tôn và dây đồng hơn.

II, Các ký hiệu thông dụng nhất trên tem động cơ điện – mô tơ điện – mô tơ kéo – mô tơ tải

1. kW/ HP : Công suất trên của động cơ (kW) hay mã lực HP (viết tắt cho từ Horse Power – sức ngựa).

Trong công nghiệp hàng ngày chúng ta tạm quy ước: 1HP = 0.75 kW (đây chỉ là giá trị tương đối)

2. RPM –Round Per Minute: vòng / phút, tốc độ quay của trục động cơ vòng trong 1 phút

3. Single Phase / Three Phase: nghĩa là động cơ sử dụng lưới điện xoay chiều 1 pha hoặc 3 pha

4. VOLS: Điện áp định mức (V) cấp cho động cơ 220 hoặc 380 V

5. INS.CL (insulating class): cấp chịu nhiệt

VD: Cấp F: cuộn dây bên trong chịu nhiệt cao nhất có thể là dưới 155 độ C trong khoảng thời gian nhất định

Cấp B: cuộn dây bên trong chịu nhiệt cao nhất có thể là 130 độ C

6. IP – Ingress of protection: Cấp bảo vệ động cơ với bên ngoài:

Cấp bảo vệ IP 55 là cao nhất cho các motor thông dụng: các hạt nước hoặc bụi có đường kính nhỏ khoảng 1mm cũng không vào trong motor (vì có các doăng cao su bền bảo vệ)

7. Hz: Tần số lưới điện xoay chiều 50Hz thông dụng nhất tại Việt Nam

8. AMP: Ampe dòng điện dây định mức của động cơ

9. mF/V~: với động cơ 1 pha (220V), mF/V là giá trị điện dung của tụ điện/điện áp xoay chiều cho phép lớn nhất để tụ điện làm việc được ở chế độ dài hạn mà không bị hỏng (bục).

10. Hệ số Cos (phi) của động cơ: hệ số này càng tiến gần đến 1 (100%) thì motor tiết kiệm lượng điện năng càng lớn. Hiệu suât động cơ sẽ cao hơn.

11. Chế độ làm mát IEC: làm mát toàn phần

 

Showrom trưng bầy và giới thiệu sản phẩm

Công ty TNHH LHC VIỆT NAM

Trụ sở chinh tại TP Hà nội : 110 Minh Khai - Hai Bà Trưng - TP Hà Nội